Dinh dưỡng trong khi mang thai Dinh dưỡng và mang thai

Bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng cùng với sắt và axit folic có thể cải thiện kết quả sinh nở cho phụ nữ ở các nước thu nhập thấp.[15] Những chất bổ sung này làm giảm số lượng trẻ sơ sinh nhẹ cân, nhỏ so với trẻ trong cùng độ tuổi thai và thai chết lưu ở những phụ nữ không có nhiều vi chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống thông thường.[15] Phụ nữ thiếu dinh dưỡng có thể nhận được phúc lợi qua các buổi giáo dục về chế độ ăn uống, cân bằng năng lượng và bổ sung protein.[16] Một đánh giá chỉ ra giáo dục chế độ ăn uống làm tăng lượng protein cho người mẹ và giúp em bé phát triển tốt hơn trong bụng mẹ.[16] Cân bằng protein và bổ sung năng lượng làm giảm nguy cơ thai chết lưu và trẻ nhẹ cân, giúp tăng cân cho cả mẹ và em bé. Mặc dù cần có nhiều nghiên cứu hơn về tác dụng lâu dài đối với sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh, nhưng với những tác dụng ngắn hạn có vẻ đầy hứa hẹn.[16]

Bổ sung thêm vào chế độ ăn uống thực phẩm giàu axit folic, trái cây và rau lá xanh đậm giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Ngoài ra, cung cấp vitamin trước sinh thường chứa lượng axit folic, iốt, sắt, vitamin A, vitamin D, kẽm và canxi tăng hơn so với lượng vitamin tổng hợp tiêu chuẩn.[3] Bổ sung kẽm đã giúp giảm khoảng 14% sinh non trên toàn cầu chủ yếu ở các nước thu nhập thấp, nơi mà tình trạng thiếu kẽm là phổ biến.[17] Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới không thường khuyến nghị bổ sung kẽm cho tất cả phụ nữ mang thai.[18]

Đối với phụ nữ có chế độ ăn ít canxi, việc bổ sung canxi có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật.[19] [Cần cập nhật] [19] Tuy nhiên, một đánh giá gần đây hơn về các lợi ích khác của việc bổ sung canxi đã không tìm thấy bất kỳ sự cải thiện nào ở trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.[20] Không có đủ nghiên cứu chất lượng tốt để đề xuất liều một lượng tối ưu và thời gian nào nên bổ sung canxi.[20]

Phụ nữ mang thai nên chú ý đến những thực phẩm đã ăn trong thai kỳ để giảm nguy cơ tiếp xúc với các chất hoặc vi khuẩn có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Bao gồm các mầm bệnh có hại như listeria, toxoplasmosissalmonella.[6] Lượng lớn retinol có liên quan đến dị tật bẩm sinh và dị thường.[21] Mặc dù hải sản chứa hàm lượng axit béo Omega-3 cao có lợi cho cả mẹ và em bé, nhưng không có sự đồng thuận về việc tiêu thụ hải sản khi mang thai. Phụ nữ mang thai nên ăn hải sản điều độ.[22]

Khi mang thai, cân nặng của phụ nữ tăng khoảng 12 kg.[23] Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu khuyến nghị tăng cường 300 mL mỗi ngày so với lượng bình thường cho phụ nữ không mang thai, với tổng lượng nước đưa vào đầy đủ (từ thực phẩm và chất lỏng) lên 2.300 mL, hoặc khoảng 1.850 mL / ngày chỉ từ chất lỏng [24]

Lượng dinh dưỡng của người mẹ trong khi mang thai được cho là có ảnh hưởng và có thể mang lại tác dụng bảo vệ ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh dị ứng và hen suyễn ở trẻ.[25] Việc bổ sung vitamin D, vitamin E và kẽm cho mẹ đều có liên quan đến việc thở khò khè ở trẻ nhỏ, cho thấy tác dụng bảo vệ.[25] Ngoài ra, bổ sung cho mẹ axit béo không bão hòa chuỗi dài omega-3 (n-3 LC-PUFA) có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển bệnh chàm ở trẻ và giảm khả năng nhạy cảm của trẻ trong năm đầu đời.[26]